Ưu, khuyết điểm của các loại hosting
Ngày đăng: 10/03/2016 | Chuyên mục: Giải trí tổng hợp | 748 ViewsCùng với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ hosting và domain, giờ đây, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một website miễn phí từ A đến Z. Chẳng hạn như sử dụng host ngay trên blogger của Google và dùng các tên miền miễn phí.
Đương nhiên là cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu chỉ cần một website cá nhân nho nhỏ để chia sẻ thông tin, thì dùng hàng miễn phí là đủ, nhưng nếu bạn có một kế hoạch phát triển lớn hơn thì nên chọn thuê hosting ở một nhà cung cấp phù hợp để được cung cấp các dịch vụ tốt nhất. Một lưu ý quan trọng là hãy chọn hosting thật cẩn thận trước khi thuê, tránh tiền mất tật mang, vì nếu sau này bạn muốn chuyển sang hosting khác thì sẽ rất rác rối và ảnh hưởng đến website của bạn.
Hiện nay, trên thế giới có 3 loại web hosting phổ biến nhất, đó là shared hosting, VPS hosting và dedicated server.Bài viết sau giới thiệu sơ lược về 3 loại hosting đó, phân tích ưu nhược điểm của từng loại – đây sẽ là một trong những căn cứ giúp bạn chọn cho mình gói hosting phù hợp nhất !
1. Share hosting
Shared hosting là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ kết nối internet, mỗi website được lưu trữ ở một phân vùng riêng. Đây là gói web hosting phổ biến và có giá rẻ nhất hiện nay. Hãy hình dung nhà cung cấp hosting có một máy chủ đặt tại data center, họ sẽ “chia nhỏ” tài nguyên của máy chủ này thành 10, 50,.. thậm chí hàng trăm phần nhỏ và cho khách hàng thuê những phần nhỏ đó. Shared hosting phù hợp cho website nhỏ có lượng truy cập thấp, tài nguyên sử dụng không nhiều và vì thế giá thuê rất rẻ, trung bình khoảng 2-20 $/tháng tuỳ theo cấu hình.
>>>> mua tên miền giá rẻ tại iNET
Ưu điểm:
– Gía rẻ, thường từ 1$ đến 10$ /tháng (tham khảo tại Hostgator, Godaddy hoặc Ipage)
– Không đòi hỏi nhiều hiểu biết về mặt kỹ thuật để quản trị. Bạn gần như không phải lo về các vấn đề như: vận hành, bảo trì, cấu hình máy chủ, cập nhật, sao lưu dữ liệu, …
– Phù hợp với những website vừa và nhỏ (vài chục k visitor/ngày trở xuống)
Khuyết điểm:
– Kém bảo mật: Tất cả các website đặt chung ở một nơi, nếu một trong các website đó bị tấn công (từ bên ngoài hay từ nội bộ) là các website khác trên shared hosting đó sẽ tèo theo
– Tài nguyên hạn chế, thường thì nếu website của bạn dùng quá 20% CPU là bị cảnh báo hoặc khóa tài khoản ngay
2. Virtual private server / Máy chủ ảo ( VPS )
Từ một máy chủ vật lý, nhà cung cấp hosting sẽ dùng phần mềm ảo hóa để chia nó thành nhiều máy chủ ảo, độc lập, có HĐH riêng, phần CPU riêng, HHD riêng, RAM riêng, địa chỉ IP riêng, … Nói chung, VPS cũng gần giống máy chủ thật nhưng do đã chia ra nên cấu hình sẽ thấp hơn
Ưu điểm:
– Giá chấp nhận được: khoảng từ 5$/tháng
– Bạn có toàn quyền quản lý VPS, ngoài làm web hosting, bạn có thể dùng VPS vào những mục đích khác
– Bảo mật có thể rất tốt, tùy thuộc vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của người quản trị VPS vì các VPS gần như hoàn toàn độc lập với nhau nên nếu các website khác (hay các VPS khác) trên máy chủ vật lý đó có vấn đề thì bạn vần ung dung.
– Phù hợp với các website tầm trung (khoảng vài chục đến vài trăm visitors/ngày)
Khuyết điểm:
– Đòi hỏi bạn phải có kiến thức về quản trị server, kiến thức về bảo mật
– Giá đắt hơn shared hosting
3. Dedicated Server
Dedicated server là máy chủ vật lý dành riêng cho việc lưu trữ website
Ưu điểm:
– Cấu hình siêu khủng, đáp ứng tất cả các loại hình website lớn nhỏ (kể cả website thương mại điện tử)
– Đáp ứng hàng triệu visitors/ngày mà chả thấm thía gì.
– Bạn có toàn quyền quản lý server đó, ngoài làm web hosting, bạn có thể dùng nó vào những mục đích khác tùy thích
– Bảo mật có thể rất tốt, tùy thuộc vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của người quản trị
– Có thể kết hợp nhiều dedicated server lại với nhau và phân tải nó nếu bạn muốn mở rộng sức mạnh của server (Google cũng đang làm như vậy đó, gã ý có khi có hàng nghìn hàng triệu con server nối với nhau để xử lý thông tin cho hàng tỉ người dùng trên toàn cầu)
– Phù hợp với các website lớn của các doanh nghiệp
Khuyết điểm:
– Đòi hỏi bạn phải có kiến thức về quản trị server, kiến thức về bảo mật
– Giá khá đắt (ở Việt Nam khoảng từ 1 đến 5 triệu /tháng)
Hiện nay, ở Việt nam cũng như trên thế giới đang phổ biến loại web hosting là Reseller hosting, bản chất đó là một hình thức lưu trữ của máy chủ web mà chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khỏan của mình để phân bổ lại ổ cứng lưu trữ và băng thông cho các website của bên thứ ba. Các đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng để thu lợi nhuận chênh lệch ! Chúc các bạn thành công!
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được xem là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn."
-
Bale mới chính là sự khác biệt của Real1167 views
-
Martial – thủ lĩnh MU mùa tới617 views
-
CĐV chọn đội hình El Clasico970 views