Bê tông hóa nhà Rông, văn hóa cộng đồng các dân tộc đang dần bị mai một

| Chuyên mục: Giải trí tổng hợp | 1209 Views

Trước đây, mỗi làng đồng bào dân tộc thiểu số đều có riêng cho mình một nhà rông, nơi cả làng sinh hoạt cộng đồng nơi chia sẻ chuyện trò về suc khoe doi song toàn cộng đồng. Nhà rông của người Tây Nguyên xưa cao sừng sững, trụ gỗ to, mái tranh cao vút, bốn bề được kết bằng tre, nứa, lồ ô. Nhà rông như một nơi linh thiêng lưu giữ nhiều kỷ niệm trong mỗi mùa lễ hội của dân làng.

Tỉnh Kon Tum hiện có 445 nhà rông truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó khoảng 77% giữ đúng nguyên mẫu cột gỗ, mái tranh, xung quanh tre nứa, còn lại 23% được xây dựng hiện đại hóa bằng các vật liệu bê tông, sắt, thép, mái lợp tôn. Tuy có đến 57/62 làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà rông, nhưng có đến 31 nhà rông bị bê tông hóa. Để đảm bảo sức khỏe và đời sống nhà rông vẫn được làm theo kiến trúc xưa nhưng không còn trụ gỗ, mái tranh, liếp tre nay nhà rông được thay thế vật liệu bằng trụ bê tông, mái tôn, tường gạch, nền xi măng.

Việc bê tông hóa nhà rông đã kéo theo nhiều hệ lụy bởi nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng của người bản địa không còn “cái hồn” nữa, người già không thiết tha ngồi hát dân ca trên sàn xi măng, con trẻ chẳng thích chạy quanh trụ bê tông chơi trốn tìm. Tại những làng có nhà rông bị bê tông hóa, tiếng cồng chiêng, điệu múa xoang xoay quanh ánh lửa bập ùng trong các lễ hội cũng dần lạc điệu…

Nhà Rông là thiết chế văn hóa cổ truyền, là biểu tượng sinh động, đầy kiêu hãnh của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên và là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của bà con. Một khi mái nhà rông không còn “cái hồn”, các bản sắc, ý thức văn hóa khác cũng khó có cơ hội được bảo tồn.

Nguồn: http://baotintuc247.com/tong-hoa-nha-rong-nguy-co-mat-dan-van-hoa-cong-dong-cac-dan-toc