Hồi ký Steven Gerrard: An phận thủ thường
Ngày đăng: 23/02/2016 | Chuyên mục: Anh | 954 ViewsVì một lý do bongdaso không thể lý giải, Kenny Dalglish nối tiếp truyền thống… thất bại trên khía cạnh danh hiệu và thứ hạng của những người tiền nhiệm, dù rằng lối chơi của Liverpool đã thanh thoát và đem đến nhiều tín hiệu tích cực. Gerrard hiểu rằng đó là giới hạn của Liverpool, anh chấp nhận với thực tại đáng buồn.
Tình yêu không át nổi lý trí
Tàn dư livescore mà triều đại Roy Hodgson để lại vừa đi qua thì Kenny Dalglish lại mang tới những rắc rối mới. Trong một lần nói chuyện trao đổi qua điện thoại với ông chủ Henry, Kenny nói rằng ông dự tính đưa Liverpool trở lại lối chơi tấn công hoang dã giống 20 năm về trước. Một câu trả lời ngu ngốc của một người đã chinh chiến 4 thập kỷ trong thế giới bóng đá.
Kenny là thế, ông yêu Liverpool đến mù quáng. Với ông, tình yêu đủ sức xóa nhòa mọi rào cản. Nhưng thứ hạng quyết định tới công việc của ông và vận mệnh của những người làm công ăn lương như tôi. Cuối mùa 2010/11, Liverpool chỉ cán đích ở vị trí thứ 6, tức nằm ngoài nhóm dự Cúp châu Âu.
Không rõ đây là lần thứ bao nhiêu, nhưng ti le bong da thêm một lần trong đầu tôi lóe lên suy nghĩ: “Lại phải thay HLV sao?”. Một cảm giác chán nản lại bao trùm lấy trí óc thân già này (ám chỉ tinh thần). Ngày đầu tiên của tháng 7/2011, tôi chủ động liên lạc mời Kenny đi cafe. Tôi muốn hỏi rõ ngọn ngành xem ông ta đang nghĩ gì và hướng đi cụ thể trong mùa giải tới. Những gì tôi nhận lại từ Kenny chỉ là một lời đáp vô định: “Gì nhỉ, theo tôi thì cứ đá đi, tấn công nhiều vào, đằng nào hàng thủ chúng ta cũng không tốt nên ghi càng nhiều bàn càng tốt.”
Sự có mặt của Luis Suarez là cơ sở để Kenny nghĩ vậy. Nhưng Suarez không phải thánh nhân, phía dưới anh ta cũng chỉ là những nhân tố ở mức trung bình khá. Không thể trận nào cũng như trận nào, Suarez tự lấy bóng, tự đi bóng và tự dứt điểm. bong da anh mà đơn giản vậy thì đã chẳng cần tới 11 cầu thủ vờn nhau một quả bóng.
Không bao giờ có chữ “nếu”
Mùa 2011/12, Liverpool kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 8 tại Premier League, về nhì ở FA Cup, vô địch League Cup. Bạn có tin là tôi dám cam đoan rằng, Liverpool hoàn toàn đủ sức vô địch nếu không vì đen đủi không? Theo thống kê của hãng Opta, năm đó Liverpool sút chạm cột 33 lần, nhiều nhất trong khuôn khổ 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu.
Nhưng bóng đá cũng giống như cuộc sống, chữ “nếu” xuất hiện chỉ như lời an ủi cho một thất bại. Nếu năm đó, M.U không để Everton ghi bàn phút bù giờ (hòa 4-4) thì họ đã vô địch. Nếu năm đó, Aguero không xuất hiện đúng lúc thì Man City còn lâu nữa mới xóa được ám ảnh vô địch.
Trên đường tiến đến chung kết League Cup, Liverpool đánh bại M.U và Chelsea. Rõ ràng, chúng tôi không phải loại rác rưởi. Gặp Cardiff, Liverpool lại thể hiện được tinh thần quật cường của ông vua đá Cúp. Bị dẫn trước, rồi lại gỡ hòa và vượt lên nhờ 2 bàn thắng của Skrtel và Kuyt, Liverpool để đối phương gỡ hòa đúng phút cuối cùng. Trên khán đài khi ấy là đại gia đình Gerrard, bao gồm ông anh họ Anthony – một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp giải nghệ giữa chừng vì không trụ được ở Everton. Họ tới Wembley để chứng kiến tôi giương cao danh hiệu vô địch.
Trong giờ nghỉ trước khi bước vào 2 hiệp phụ, tôi thầm nghĩ: “Xem nào, Birmingham 2001, Milan 2005, West Ham 2006, mình đều đi từ cửa tử sang cửa sinh nhờ bàn thắng muộn hoặc nhờ loạt sút luân lưu. Hôm nay, lịch sử sẽ lặp lại?” Và lịch sử đã lặp lại đúng theo ý nguyện của tôi. Dù tôi và Charlie Adam đều sút bóng không trúng đích nhưng Liverpool vẫn thắng 3-2 với sự xuất sắc của Pepe Reina trong khung gỗ.
4 tháng sau, toàn đội đối mặt với thử thách mang tên Chelsea trong trận chung kết FA Cup. Chelsea dẫn 2-0, nhưng Carroll thắp lại tia hy vọng với bàn gỡ 1-2 ở phút 64. Chung cuộc, Liverpool vẫn chịu cảnh bại trận nhưng nếu cú đánh đầu của Carroll ở những phút cuối trận được trọng tài xác định là qua vạch vôi (đến nay, chi tiết đó vẫn còn bị tranh cãi), Liverpool đứng trước cơ hội tái hiện tinh thần chiến đấu vốn đã trở thành thương hiệu.
Nhưng như đã nói, “nếu” thế này thì đã thế nọ, nếu biết thì tôi đã định cư ở Tây Ban Nha và gia nhập La Masia của Barca. Đó là định mệnh, là số phận sắp đặt riêng cho Liverpool.
Phế truất “nhà vua”
Kenny là vua với đại đa số những ai hâm mộ Liverpool nhưng trong mắt giới chủ Mỹ, ông chỉ đơn thuần là kẻ đi làm thuê. Kết quả tồi đồng nghĩa với việc ra đi. Trước vòng 38, Kenny gọi điện cho tôi. Ban đầu, tôi nghĩ thầm là ông muốn bàn bạc về tham vọng gì đó. Nhưng bên kia đầu dây, Kenny giọng trầm xuống: “Tôi phải đi rồi. Tạm biệt.”
Một cái kết dù buồn, dù hơi bất công với Kenny nhưng không thể tránh khỏi. Nhà Fenway đã chuẩn bị sẵn bản thảo thanh lý hợp đồng, đặc biệt khi Kenny không nhận được bất kỳ chút tiền bồi thường nào, dù chỉ là tờ 1 bảng.
Ngày 1/5/2012, ông chủ Henry điều Kenny cùng trợ lý Steve Clarke tới Boston, Mỹ. Trên danh nghĩa, cuộc gặp chỉ đơn thuần là buổi nói chuyện, hàn huyên tâm sự nhưng thực chất, đó là ngày phán quyết với King Dalglish. Đoạn video ngắn do Clarke lén ghi lại bắt được cảnh Henry chửi bới Dalglish: “Đồ ngu, loại như ông mà đòi làm vua, đùa tôi à? Tiền của tôi bỏ ra để đổi lấy một thứ gì đó, chí ít là suất dự Cúp châu Âu. Đến cả cái việc cỏn con đó ông không làm nổi thì đừng bao giờ hứa hẹn cái gì nữa? Đây, 1 triệu bảng gọi là phí trung thành, hết mùa thì mời ông ra khỏi Melwood.”
Cảnh tượng đó mà lên màn ảnh nhỏ thì thật sự là một thảm họa với Kenny. Danh phẩm và vị thế của ông bị chà đạp nhưng ông không có quyền cãi bởi đơn giản là ông không hoàn tất nhiệm vụ của người làm thuê. “Chán lắm rồi, chết mòn ở đây thôi,” suy nghĩ của tôi khi biết tin Kenny mất việc.
-
Điểm tin sáng 19/01810 views
-
Bale mới chính là sự khác biệt của Real1167 views
-
Martial – thủ lĩnh MU mùa tới617 views